
VẤN ĐỀ 1: KIM LOẠI KIỀM
1-Gồm : Li ; Na ; K ; Rb; Cs
– Cấu hình e lớp ngoài cùng ns1⇒ có 1e lớp ngoài cùng⇒ có hóa trị I
– Bảo quản kim loại kiềm ngâm trong dầu hỏa
– Hợp chất Na cháy ngọn lửa màu vàng; Hợp chất K cháy ngọn lửa màu tím
– Cs dùng chế tạo tế bào quang điện
2-Công thức oxit M2O : Li2O; Na2O; K2O; Rb2O…
Công thức hidroxit MOH : LiOH ; NaOH ; KOH; RbOH…
Công thức muối clorua MCl: LiCl; NaCl ; KCl ; RbCl…
Công thức muối Sunfat M2SO4: Na2SO4; K2SO4…
Công thức muối cacbonat M2CO3: Na2CO3; K2CO3…
3-Phản ứng đặc trưng: Tác dụng với nước
M + H2O → MOH + 1/2 H2
4-Tác dụng với dd muối :
TH1: Cho Na vào dd CuSO4: Sủi bọt khí và kết tủa xanh lam
Na + H2O →NaOH + 1/2 H2
2NaOH + CuSO4→ Cu(OH)2↓xanh + Na2SO4
TH2: Cho Na vào dd Al2(SO4)3: Sủi bọt khí và kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt
Na + H2O →NaOH + 1/2 H2
6NaOH + Al2(SO4)3→ 2Al(OH)3↓keo trắng + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
5- Điều chế Na: Đpnc NaCl hoặc NaOH
đpnc NaCl : 2NaCl →2 Na + Cl2
đpnc NaOH : 2NaOH → 2Na + 1/2 O2 + H2O
6- NaCl :
Đpnc: 2NaCl →2 Na + Cl2
Đpdd có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O →NaCl + H2 + Cl2
Đpdd không màng ngăn tạo nước javel: NaCl + H2O →NaClO + H2
7-NaOH : có tính bazo mạnh
* dd NaOH tác dụng kim loại Al, Zn:
Al + NaOH + H2O →NaAlO2 + 3/2 H2
Zn + NaOH →Na2ZnO2 + H2
* dd NaOH tác dụng với muối :
Với dd CuSO4 tạo kết tủa xanh lam:
2NaOH + CuSO4→ Cu(OH)2↓xanh + Na2SO4
Với dd AlCl3 tạo kết tủa keo trắng sau đó tan
6NaOH + Al2(SO4)3→ 2Al(OH)3↓keo trắng + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Với dd ZnSO4 tạo kết tủa trắng sau đó tan
2NaOH + ZnSO4→ Zn(OH)2↓ trắng + Na2SO4
2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O
Với NaHCO3: NaOH + NaHCO3 →Na2CO3+H2O
Với Ca(HCO3)2: 2NaOH + Ca(HCO3)2 →CaCO3↓+Na2CO3+2H2O
Với dd MgSO4 tạo kết tủa trắng
2NaOH + MgSO4→ Mg(OH)2↓ trắng + Na2SO4
*Với Oxit axit CO2; SO2
NaOH + CO2 →NaHCO3
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
8-NaHCO3: lưỡng tính; bị nhiệt phân; dd có môi trường kiềm làm quỳ tím hóa xanh
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑+ H2O
NaHCO3 + NaOH →Na2CO3+H2O
nhiệt phân : 2NaHCO3→Na2CO3 + CO2↑+ H2O
9-Na2CO3: không bị nhiệt phân; dd có môi trường kiềm làm quỳ tím hóa xanh
Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 ↑+ H2O
Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3 ↓
10-KNO3:
Bị nhiệt phân : KNO3 → KNO2 + 1/2 O2
VẤN ĐỀ 2: KIM LOẠI KIỀM THỔ
1-Gồm : Be; Mg ; Ca ; Sr; Ba
– Cấu hình e lớp ngoài cùng ns2⇒ có 2e lớp ngoài cùng⇒ có hóa trị II
2-Công thức oxit MO : BeO; MgO; CaO; BaO…
Công thức hidroxit M(OH)2 : Mg(OH)2 ;Ca(OH)2; Ba(OH)2
Công thức muối clorua MCl2: BeCl2; MgCl2 ; CaCl2 ; BaCl2…
Công thức muối Sunfat MSO4: MgSO4; BaSO4…
Công thức muối cacbonat MCO3: MgCO3; CaCO3…
3-Phản ứng với nước: Chỉ có Ca; Sr; Ba tác dụng
M + 2H2O → M(OH)2 + H2
4-Tác dụng với dd muối :
Cho Ba vào dd CuSO4: Sủi bọt khí và kết tủa
Ba + 2H2O →Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + CuSO4→ Cu(OH)2↓xanh + Na2SO4
VẤN ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
1- Tính chất hóa học chung của kim loại : Tính khử hay dễ bị oxi hóa
Trong 1 nhóm A tính khử tăng dần
VD: Nhóm kim loại kiềm (IA trừ H): Tính khử tăng dần từ Li đến Cs
Trong 1 chu kỳ tính khử giảm dần
VD: Chu kỳ 2 Tính khử Na > Mg>Al>Si…
2-Tác dụng phi kim như Cl2, O2, S ..
KL + Cl2 → Muối clorua ( hóa trị cao nhất) VD: 2Fe + 3Cl2 →2FeCl3
KL + O2 → Oxit VD: 3Fe + 2O2 →Fe3O4
KL + S → Muối sunfua ( hóa trị thấp ) : Fe + S→FeS
Định luật bảo toàn e: nKL x hóa trị = nCl2 x2 = nO2 x4 = nS x2
Định luật bảo toàn khối lượng :
mKL + mCl2 = m muối clorua
mKL + mO2 = m oxit
3-Tác dụng với axit :
axit loại 1 ( HCl, H2SO4 loãng ) : KL + axit loại 1 → Muối + H2↑
(trước H) (hóa trị thấp)
Với HCl , H2SO4 loãng ( Pb, Cu, Ag, Hg, Au, Pt không tác dụng)
Định luật bảo toàn e: nKLx hóa trị = nH2x2
Định luật bào toàn khối lượng :
m Muối clorua = mKL + 71xnH2
m Muối sunfat = mKL + 96x nH2
axit loại 2 ( HNO3, H2SO4 đặc):
KL + axit loại 2 → Muối + spk + H2O
( trừ Au, Pt) ( hóa trị cao) ( N2O, NO, NO2, SO2…)
Al, Fe, Cr, Pt, Au không tác dụng HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội
Định luật bảo toàn e: nKLx hóa trị = nN2O x8= nNOx3 = nNO2 x1=…..
Định luật bào toàn khối lượng :
mMuối nitrat = mKL+ 62x(nNOx3 + nNO2 x1+nN2Ox8+nNH4NO3x8..)+mNH4NO3
m Muối sunfat = mKL + 96x nSO2
4-Tác dụng với H2O:
Li, Na, K, Rb, Cs, Ca, Ba, Sr tác dụng
M + H2O →M(OH)n + n/2 H2
Định luật BTe : nKL x htri = nH2 x 2
Định luật BTKL : nOH- = 2nH2 và mM(OH)n = mKL + mOH-
5-Tác dụng với muối:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
6-Tác dụng dd NaOH : Al, Zn tác dụng
Al + NaOH + H2O →NaAlO2 + 3/2 H2
Zn + NaOH →Na2ZnO2 + H2
VẤN ĐỀ 4: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1-Nguyên tắc chung điều chế kim loại : Khử ion kim loại thành kim loại tự do
2-Với kim loại mạnh ( từ Li đến Al) : Điện phân nóng chảy
VD: đpnc NaCl : 2NaCl →2 Na + Cl2
đpnc NaOH : 2NaOH → 2Na + 1/2 O2 + H2O
đpnc MgCl2: MgCl2→ Mg + Cl2
đpnc Al2O3 : Al2O3→ 2Al + 3/2 O2
3-Với kim loại trung bình yếu ( sau Al):
Điện phân dung dịch; thủy luyện; nhiệt luyện